Trường Mẫu giáo Tân Kim

BÀI TUYÊN TRUYỀN BỆNH CÚM

UBND HUYỆN CẦN GIUỘC
TRƯỜNG MẪU GIÁO TÂN KIM
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
  Thị trấn Cần Giuộc, ngày 04 tháng 3 năm 2024
 
 
BÀI TUYÊN TRUYỀN
BỆNH CÚM
 
 
Với khí hậu mùa đông – xuân là điều kiện thuận lợi cho các dịch bệnh truyền nhiễm phát sinh, nhất là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, đường tiêu hóa như: sởi, ho gà, cúm, tiêu chảy…
Bệnh cúm là bệnh nhiễm vi rút cấp tính đường hô hấp do vi rút cúm gây ra.
Bệnh cúm có khả năng lây nhiễm rất cao và lây truyền nhanh, có thể gây thành dịch. Bệnh lây lan qua đường hô hấp, qua các giọt nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng của bệnh nhân có chứa vi rút cúm qua ho, khặc, hắt hơi. Tỷ lệ lây lan càng mạnh khi tiếp xúc trực tiếp và mật thiết, đặc biệt ở nơi tập trung đông người như trường học, nhà trẻ…
Bệnh nhân mắc cúm thường có các dấu hiệu: Sốt, đau đầu, ho khan, sổ mũi, nghẹt mũi, đau cơ, mệt mỏi, chán ăn. Bệnh cúm có thể kèm theo các triệu chứng đường tiêu hóa (buồn nôn, nôn, tiêu chảy) đặc biệt ở trẻ em.
Bệnh cúm nguy hiểm là do tính lây lan nhanh và gây thành dịch. Bệnh chưa có thuốc đặc trị. Ở trẻ em và người lớn tuổi, người mắc bệnh mãn tính về tim, phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc người có suy giảm miễn dịch, bệnh có thể diễn biễn nặng hơn, dễ bị biến chứng và có thể dẫn đến tử vong nếu không điều trị kịp thời.
Để chủ động phòng chống cúm mùa, khuyến cáo thực hiện tốt các nội dung sau:
- Đảm bảo vệ sinh cá nhân, che mũi, miệng khi ho, hắt hơi, thường xuyên rửa tay với xà phòng, vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối.
- Giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất để nâng cao thể trạng.
- Tiêm vắc xin cúm mùa phòng bệnh.
- Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết.
- Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời.